Phát triển hệ thống điện mặt trời trên mái nhà là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần giảm áp lực cho ngành điện, đồng thời giảm chi phí tiền điện cho chính người dân.Ngành điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm cung ứng điện, việc phát triển các dự án năng lượng sạch; trong đó có điện mặt trời trên mái nhà (hay còn gọi là điện mặt trời áp mái) được xem là một trong những giải pháp góp phần giảm áp lực đầu tư cho ngành điện
1/ Bối cảnh giá điện tại Việt nam
Ngày 20/03 vừa qua, giá điện đã chính thức điều chỉnh tăng 8,36%. Chúng ta cùng điểm lại lịch sử điều chỉnh giá điện của điện lực trong 10 năm vừa qua.
Như vậy, có thể thấy mức điều chỉnh giá điện bình quân là hơn 6%/năm. Phía EVN có chia sẻ về giá điện tăng vẫn chưa đủ bù đắp cho chi phí:
Và World Bank đánh giá giá điện Việt Nam vẫn đang dưới mức thu hồi vốn:
Cùng với các nhân tố như lạm phát, điều chỉnh tỷ giá, đầu tư xây dựng hạ tầng lưới điện, nhà máy điện… Thì giá điện sẽ được tiếp tục điều chỉnh trong các năm tiếp theo là chắc chắn.
Trong khuôn khổ bài này, tác giả không đề cập đến những vấn đề điện năng mang tầm vĩ mô mà nhà nước đang giải quyết cho ngành điện, mà chỉ nêu lên một bài toán về chi phí điện cho hộ gia đình có nhu cầu sử dụng cao, các tòa nhà kinh doanh. Lấy ví dụ một nhà sử dụng tối thiểu khoảng 350 kWh điện, Tiền điện mỗi tháng tối thiểu là khoảng 800.000 VND/tháng. Lý do tại sao mình nêu con số trên, bởi theo cách tính điện bậc thang cho hộ gia đình như sau:
Giá Điện lực đang thu từ 300 kWh điện trở lên là 2.536 VND/kWh (chưa VAT), trong khi mua điện sản xuất điện Mặt Trời là 2.134 VND/kWh (tính theo đơn giá 9.35 cent/kWh ). Như vậy, với mức sử dụng điện từ 800 ngàn trở lên, lượng điện Mặt Trời tạo ra với hệ 3 kWp được khoảng 400 kWh điện. Giả sử hộ gia đình sử dụng cho tải vào ban ngày hết 50% số trên, tương đương 180 kWh, thì hóa đơn tền điện đã ngắt được phần chịu giá cao kia rồi. Số còn lại được đẩy lên điện lưới thì sẽ được tính với giá 9,35 cent/kWh.
Mục tiêu của mình ở đây không phải là bán điện cho nhà nước, mà là sử dụng lượng điện tạo ra từ hệ thống điện mặt trời để sử dụng cho tải trong Gia đình. Qua đó cắt giảm được cái phần điện chịu mức chi phí giá cao, như điện kinh doanh (giờ bình thường và giờ thấp điểm), điện sinh hoạt (từ 201 kWh trở đi, bậc 4)
2/ Phân Tích Tài Chính
Thứ nhất, do với các hộ Gia đình, ban ngày chỉ có ít người ở nhà, ít tải sử dụng, nên lượng điện tạo ra không sử dụng hết. Điện Mặt Trời được tạo ra ưu tiên sử dụng các tải trong nhà như tủ lạnh, bơm… phần dư đẩy lên lưới điện Để cho thuận tiện trong tính toán, giả sử lượng điện từ hệ thống điện Mặt Trời tạo ra vào ban ngày sẽ có 57% được sử dụng cho tải nhà các bác, 43% lượng điện tạo ra được chuyển lên lưới điện. Số hơi lẻ do mình tính toán xong cho một nhà, lấy luôn dữ liệu.
Thứ hai, hiệu suất ngõ ra của tấm pin còn tối thiểu 80% sau 25 năm. Tức trong 25 năm này mức độ suy giảm hiệu suất của tấm pin là 20%. Để cho đơn giản, và tránh những tác nhân phát sinh không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng tác động vào, ta lấy hiệu suất ổn định bằng 80% hiệu suất trung bình trên. Lượng điện tạo ra trung bình là:
- Theo phân tích ở phần I, giá điện đang được điều chỉnh tăng trung bình khoảng hơn 6%/năm.
- Mức lạm phát giả định 3%/năm.
- Suất khấu hao: Chỉ số này được sử dụng để tính NPV (Net present value). Mình lấy mức lãi suất gửi ngân hàng cao nhất công bố hiện nay là 8.5%/năm. Mức này là dành cho các khoản tiền gửi lớn, còn các khoản tiền gửi nhỏ hơn sẽ không đạt được mức trên.
- Vòng đời dự án: 25 năm, sau 25 năm, hiệu suất ngõ ra của tấm pin còn tối thiểu khoảng 80% so với ban đầu,các hộ gia đình vẫn có thể khai thác tiếp.
- Thời gian hoàn vốn là 4.5 năm.3/
Từ những phân tích trên, có thể thấy được việc đầu tư hệ năng lượng Mặt Trời tại thời điểm này đã đạt đến mức hiệu quả tốt cho quy mô hộ Gia đình. Với thời gian hoàn vốn ngắn – khoảng 5 năm, các gia đình có thể giải quyết được một số vấn đề quan trọng sau:- – Bớt gánh nặng tiền điện mỗi tháng, chủ động trong việc sử dụng điện trong nhà, bớt phụ thuộc vào chính sách giá điện của nhà nước.
- – Hệ thống điện Mặt Trời hấp thụ bức xạ trên mái, khiến ngôi nhà của các Bác mát hơn, sử sụng ít điện năng cho điều hòa hơn.
- – Góp phần bảo vệ môi trường, giảm khoảng 3.6 tấn CO2 phát thải vào môi trường mỗi năm. Góp phần giữ không khí trong lành hơn, nhiệt độ trái đất tăng chậm hơn… cho thế hệ con cháu
- – Chia sẻ một phần với nhà nước trước áp lực tăng nhu cầu điện trong giai đoạn 10 năm tới. Nếu có 100.000 mái nhà lắp hệ điện Mặt Trời áp mái, sẽ tạo ra từ 1 – 3 MWh điện mỗi ngày.